Nếu bạn biết sớm 4 sự thật dưới đây, tầm nhìn của bạn sẽ xa hơn, bạn sẽ trưởng thành hơn và thế giới của bạn sẽ trở nên bớt nhạt nhẽo hơn.
1. Cúi đầu không hẳn là yếu thế, khiêm tốn không hẳn là thất bại mà là để thành công hơn trong tương lai
Làm người phải biết cúi đầu để học hỏi, đừng quá kiêu ngạo có ngày hại thân. Mỗi người sống không phải để tìm kiếm danh tiếng và thành tựu, mà là sống sao cho có ý nghĩa, sống thực tế và đơn giản.
Khoe khoang trước mặt người khác không phải là hay, điều này chỉ làm cho bạn có thêm nhiều người ghét mà thôi. Hãy biết khiêm tốn, làm việc chăm chỉ sau lưng người khác, bớt nói quá trước mặt người khác. Thời gian sẽ thay bạn trả lời các câu hỏi và thành công sẽ thay bạn đáp trả những lời xéo xắt của người khác.
Một chút tri thức ít ỏi khiến người ta kiêu ngạo, kiến thức phong phú khiến người ta khiêm tốn. Do đó những bông lúa lép thường cao ngạo đầu ngẩng lên trời, còn những bông lúa chắc hạt thường cúi đầu xuống đất. Một người chỉ có tâm khiêm tốn học tập, không bao giờ tự mãn thì mới có thể bước đến đỉnh cao của sự nghiệp. Ở nơi làm việc, không khoe mẽ lại là trí tuệ, còn thể hiện quá mức là cách làm của người kém thông minh.
Làm người phải biết "lùi một bước để tiến hai bước", rút lui làm tiền đề tiến lên, phòng thủ như tấn công. Thay vì là một con chim đứng trước một khẩu súng ngắn, hãy chọn trở thành kẻ săn mồi sau khẩu súng dài.
2. Thông minh không phải là giả vờ hiểu, mà là đã hiểu rồi nhưng giả vờ ngu
Có câu nói: "Đời người chỉ mất vài năm để học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng."
Không hiểu nhưng lại cố giả vờ rằng đã hiểu phản ánh sự thấp kém và thiếu hiểu biết của một người. Những người mạnh mẽ không oang oang cái miệng để chứng tỏ mình khôn, mà họ làm việc chăm chỉ trong im lặng và tỏa sáng ở những nơi, thời khắc mà bạn chẳng thể ngờ tới.
Hiểu nhưng giả vờ ngu để học hỏi thêm là đỉnh cao của sự trưởng thành. Người đó sẽ không gây mâu thuẫn với người khác, giữ cho tâm mình yên lặng, học cách tự bảo vệ mình và cởi mở hơn trong cuộc sống.
3. Lời nói chẳng mất tiền mua, nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Ai cũng biết nói chuyện nhưng cùng một câu nói và cùng một ý nghĩa, có người nói ra nghe rất êm tai nhưng có những người lại không biết cách ăn nói, thậm chí tệ hơn còn làm mất lòng đôi bên. Vậy làm sao để nói lời hay ý đẹp, 5 phương pháp sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Đừng nói "hồi nữa tôi sẽ làm" mà hãy nói "tôi làm ngay đây".
Lãnh đạo giao việc cho bạn làm tất nhiên hi vọng bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành nó, nếu như bạn nói: "Lát tôi sẽ làm", có thể lúc đó bạn còn có rất nhiều việc cần phải giải quyết, những lời bạn nói đều là thật, nhưng ở vị trí của người giao cho bạn công việc họ sẽ không cảm thấy sự tích cực từ bạn, họ sẽ cảm giác có chút gì đó miễn cưỡng, đồng ý cho lấy lệ.
Nếu bạn nói: "Tôi sẽ làm ngay đây", câu này sẽ cho thấy bạn là một người chủ động đồng thời sẽ để lại cho lãnh đạo một ấn tượng tốt về bạn. Thực ra, "làm ngay đây" nó không cho thấy là bạn sẽ làm nó vào thời gian nào nhưng nghe lại rất xuôi tai.
Đừng nói "nhưng", hãy nói "ngoài ra".
Chúng ta khi muốn đưa ra ý kiến cho người khác thường nói: "Tôi cảm thấy ý tưởng này của bạn rất tốt, nhưng nếu có thể…. thì sẽ tốt hơn". Dùng "nhưng" mặc dù có thể biểu đạt rất rõ ý kiến của bạn nhưng cách dùng từ chuyển ý này có phần cứng nhắc, hơi mang tính công kích. Nếu những người chưa quá thân thiết mà dùng từ như vậy sẽ dễ khiến người khác cảm thấy phật lòng.
Bạn có thể đổi thành: "Tôi thấy ý tưởng này của bạn rất tốt, ngoài ra, nếu có thể…. thì sẽ tốt hơn". Nói như vậy cho thấy bạn là người thông minh, đồng thời cũng khiến đối phương cảm thấy dễ chịu hơn.
Gặp sếp thì phải làm gì?
Chúng ta cần phải phân tích tình hình cụ thể. Ví dụ như, ở trong thang máy, có thể nói chuyện gia đình hàng ngày, chuyện thời tiết, các trận đấu thể thao… bởi trong thang máy còn có nhiều người khác, không khuyên bạn nói chuyện công việc ở đây.
Ở trên đường, nếu lãnh đạo đang bận rộn một chuyện gì đó thì gật đầu mỉm cười chào lãnh đạo một tiếng là ổn rồi, nếu lãnh đạo không bận, tâm trạng trông cũng tốt thì bạn có thể hỏi chuyện công việc hoặc nói về tình hình các phòng ban, như vậy bản thân bạn cũng sẽ nắm được những động thái mới nhất trong công ty.
Nói về cách nói chuyện, một người thực sự biết cách ăn nói thì những mánh khóe, bí quyết vẫn còn rất nhiều, nhưng mấu chốt quan trọng nhất đó chính là làm sao biết cách đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, có vậy lời bạn nói ra cũng dễ chịu và êm tai hơn rất nhiều.
Đừng nói "chuyện này không liên quan gì đến tôi", hãy nói "chuyện này không phải do tôi phụ trách, tôi quả thực cũng không rõ mọi chuyện là như thế nào".
Khi người khác hỏi bạn về sự việc, bạn nói ngay: "Chuyện này chẳng liên quan gì đến tôi", kiểu nói chuyện lạnh nhạt như vậy sẽ rất dễ khiến người khác không còn gì để nói với bạn nữa dù họ có muốn nói tiếp, cứ vậy muốn người khác có thiện cảm với bạn khó không khác gì hái sao trên trời.
Bạn có thể đổi cách nói thành: "Chuyện này không phải do tôi phụ trách, tôi quả thực cũng không rõ mọi chuyện là như thế nào". Cách đáp lời như vậy dễ khiến người nghe tiếp nhận hơn, cũng sẽ không có cách nhìn phiến diện về bạn.
Đừng nói "Như thế này chắc chắn không được", hãy nói "làm như này thực sự rất khó, không có nhiều khả năng thành công"
Ở nơi làm việc bạn sẽ thường xuyên gặp phải những vị sếp "vui tính" giao cho bạn những công việc không thể hoàn thành, trong thâm tâm mặc dù bạn rất muốn từ chối công việc này, thậm chí còn oán thầm vị lãnh đạo này, nhưng cho dù là vậy thì bạn cũng đừng nên nói: "Như này chắc chắn không được", thay vào đó hãy nói: "Làm như này quả thực rất khó, không có nhiều khả năng thành công", rồi sau đó bạn hãy phân tích cho lãnh đạo nguyên nhân vì sao lại khó để lãnh đạo từ từ bỏ đi cái suy nghĩ này.
4. Gió tầng nào sẽ gặp được mây tầng đó: Thay vì cố giao thiệp để kết thêm bạn, hãy tự trau dồi bản thân để thu hút người tương xứng với bạn
Khi bạn không đủ mạnh và đủ tốt, đừng dành quá nhiều thời gian quý giá của bạn để "lấy lòng" ai cả, hãy dành chút thời gian để trau dồi và củng cố bản thân.
Có câu nói: "Gió tầng nào sẽ gặp mây tầng đó." Khi tu dưỡng đủ xuất sắc, tự nhiên có vô số người xuất sắc đến với bạn.
Trước hết, hãy tăng cường năng lượng của bạn. Giao thiệp rộng không phải là có bao nhiêu người biết bạn, mà là khi cần bạn có thể gọi bao nhiêu người. Cải thiện sức mạnh của bạn và làm cho bản thân mạnh mẽ hơn sẽ thu hút người giỏi sẵn lòng giúp đỡ bạn. Không ngừng phấn đấu để bản thân bạn ngang tầm với kẻ mạnh.
Thay vì tìm kiếm và kết nối với mọi người, bạn phải trở thành một mắc xích quan trọng mà người khác muốn liên kết. Trong thời đại siêu nhanh này, mọi người thường sử dụng đường tắt và họ thường bỏ qua thực tế rằng "có thành công thực sự thông qua công việc khó khăn và làm việc chăm chỉ." Họ tin rằng "kết bạn với mọi người" là chìa khóa thành công.
Nhưng bạn hãy nhớ rằng để thành công thì bạn cần có đủ sức mạnh và cao độ còn mạng lưới mối quan hệ chỉ là phụ trợ.
Một trong những điều tồi tệ của việc học thành công bây giờ là nó luôn cho bạn biết tầm quan trọng của việc đi lại và giao tiếp với người khác và thích nhấn mạnh trí tuệ cảm xúc. Trên thực tế, khó có ai có thể tóm tắt chính xác mức độ trí tuệ cảm xúc. Bất cứ ai có thể đạt đến cấp quản lý sẽ không quá ngu ngốc.
Do đó, chúng ta phải ghi nhớ rằng chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện thế mạnh của mình để kĩ năng, năng lực và sự chuyên nghiệp thay vì dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ cá nhân và mở rộng cái gọi là quan hệ rộng.
Bởi vì năng lượng và thời gian của một người rất hạn chế, phải biết cách quản lý năng lượng và để tâm vào những điều có ý nghĩa, hãy dành thời gian và công sức bỏ ra ở nơi, người trân trọng giá trị của bạn và sẵn lòng giúp đỡ bạn.
Theo Tịnh Kỳ
Báo Dân sinh