thi công xây dựng, thiết kế xây dựng

thi công xây dựng, thiết kế xây dựng

thi công xây dựng, thiết kế xây dựng

báo giá xây dựng, bao gia xay dung, tu xua nha, tu sữa nha

báo giá xây dựng, bao gia xay dung, tu xua nha, tu sữa nha
báo giá xây dựng, bao gia xay dung, tu xua nha, tu sữa nha
Ngấm đòn đau từ đại dịch, các phân khúc BĐS chịu ảnh hưởng như thế nào?

Trong năm 2019, thị trường BĐS Việt Nam có sự tăng trưởng ở nhiều mặt, trong đó, nguồn cung bán lẻ tăng 14%, văn phòng cho thuê tăng 10% và có 27.900 doanh nghiệp mới trong năm 2019, tăng 11% so với năm 2018.

Các chuyên gia đều đưa ra dự báo, năm 2020 sẽ tiếp nối thành công của năm ngoái, đặc biệt là phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đang được hưởng lợi lớn từ số lượng khách nước ngoài tới Việt Nam tăng vọt.

Thế nhưng, bước sang năm 2020, Việt Nam và cả thế giới bất ngờ phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

Trước tác động của dịch bệnh, nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, BĐS là một trong những ngành bị tác động tiêu cực nhất.

Trước tình hình đó, các chuyên gia đã "bắt bệnh" và đưa ra các dự báo, giải pháp khác nhau cho từng phân khúc BĐS để hỗ trợ thị trường sớm vượt qua khủng hoảng.

Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, du lịch: “Có thể suy thoái tới hết năm 2020”

BĐS nghỉ dưỡng, du lịch là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.

Cụ thể, theo báo cáo của công ty Savills Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2020, công suất phòng khách sạn trong nước đã giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Bước sang tháng 3, trước tác động của quyết định tạm dừng nhập cảnh từ Chính phủ, đã khiến cho công suất phòng tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng.

Trong đó, công suất đặt phòng bình quân tại Đà Nẵng/Hội An, Cam Ranh đã giảm xuống dưới 10%. Thậm chí ở một số dự án Chủ Đầu Tư còn đang xem xét việc tạm ngừng hoạt động trong thời gian tới.

Sự suy thoái của BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là do dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới khiến số lượng khách quốc tế giảm mạnh từ đầu năm cho tới nay. Các chuyên gia dự báo, đại dịch lần này có thể kéo dài tới hết năm 2020.

Mặc dù vậy, theo báo cáo của Savills, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng vẫn có một số tín hiệu khả quan như tốc độ phục hồi nhanh, có thể hoạt động ổn định sau 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch

Bên cạnh đó, đã có 156 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam đã tự nguyện đăng ký trở thành điểm cách ly.

Điều này không chỉ giúp cho các khách sạn có thể duy trì hoạt động khi nhu cầu lưu trú đang rất thấp mà đây còn được xem là sự hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với chính quyền trong thời gian này. So với khách sạn, các dự án căn hộ dịch vụ đạt được mức công suất cao hơn nhờ vào nhóm khách hàng lưu trú dài hạn.

BĐS bán lẻ: Đề nghị chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng

Bên cạnh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, thì thị trường bán lẻ cũng đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong đợt dịch Covid-19.

Theo Savills Việt Nam, kể từ đầu năm 2020, thị trường bán lẻ phải chịu tác động bởi 2 yếu tố là dịch Covid-19 và Nghị định 100 có hiệu lực từ 1.1.2020, xử phạt nghiêm khắc đối với người uống rượu bia mà vẫn lái xe. Với 2 yếu tố trên đã khiến nhiều doanh nghiệp, bên đi thuê trả mặt bằng hàng loạt.

Trong khi đó, dựa trên số liệu của CBRE, số lượng hỏi thuê văn phòng trong tháng 2 và 3, của năm 2020 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính trong tháng 3/2020, số lượng yêu cầu ngừng, giảm hoặc hoãn tìm kiếm văn phòng chiếm khoảng 41% trong tổng số khách có nhu cầu.

Theo CBRE, các khách hàng có nhu cầu thuê lần đầu đều dừng kế hoạch tìm kiếm mặt bằng kinh doanh và chờ cho tới khi dịch bệnh kết thúc.

Theo CBRE, về dài hạn, dịch bệnh Covid-19 vẫn đem lại một số tín hiệu tích cực, ví dụ như, chủ đầu tư đang dần nhận ra việc tập trung vào các yếu tố xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, chuyên gia của CBRE nhận định, dịch bệnh đã giúp chủ đầu tư BĐS bán lẻ thay đổi cách quản lý, vận hành dự án theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Về các giải pháp có thể hạn chế tác động của dịch Covid-19, chuyên gia của Savills khuyến nghị, chủ đầu tư nên hỗ trợ khách bằng cách giảm giá 10 - 20% giá thuê hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn.

Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có những động thái thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá thuê; như một số chủ nhà chấp nhận miễn phí ít nhất 1 tháng thuê đến khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn.

BĐS Công nghiệp: “Không quá lo ngại”

Đối với BĐS công nghiệp, các chuyên gia đều có nhìn nhận, dịch Covid-19 không tác động quá nhiều vào thị trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất mới trì hoãn việc tìm mặt bằng để đặt nhà máy, công xưởng.

Mặc dù vậy, BĐS công nghiệp được đánh giá sẽ phục hồi rất nhanh do các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định và có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ Đầu tư EU- Việt Nam (EVIPA) cũng sẽ là động lực thúc đẩy cho BĐS công nghiệp phát triển.

Theo chuyên gia của Savills, đối với BĐS công nghiệp, nhu cầu đang vượt xa nguồn cung, với tỷ lệ lấp đầy lên tới 75% và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Bất động sản nhà ở: “Giá nhà có thể giảm”

Cũng giống như mọi phân khúc BĐS khác, thị trường nhà ở, chung cư cũng phải chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi dịch Covid-19.

Trong đó, tại thời điểm dịch bệnh có diễn biến phức tạp đã khiến người dân tạm thời không giao dịch trong thời điểm này, hoặc người mua nhà để bán sẽ thoái lui nhằm bảo toàn nguồn vốn.

Trong khi đó, thị trường đang ghi nhận sự sụt giảm trong số lượng giao dịch và các chủ đầu tư hiện cũng đang cân nhắc liệu có nên mở bán thêm dự án mới trong tình hình hiện nay hay không.

Theo Savills Việt Nam, một điều chắc chắn là nhu cầu nhà ở của khách hàng nước ngoài đã sụt giảm trong thời gian vừa rồi.

Còn theo đại diện Hiệp hội BĐS TP.HCM, do dịch Covid-19 nên các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ. Tuy nhiên, bất động sản vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, nhất là phân khúc thị trường nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực, vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và phát triển bền vững.

Về giá, phân khúc này ghi nhận chưa có sự biến động giá rõ nét như các phân khúc khác. Có chăng, ở thị trường thứ cấp có sự giảm giá nhẹ từ 5-7%. Theo dự báo của chuyên gia, nếu dịch bệnh diễn biến kéo dài thì có thể BĐS thứ cấp sẽ có đợt giảm giá, còn thị trường sơ cấp khó giảm vì còn liên quan nhiều yếu tố.

 

Theo Việt Vũ/Dantri.com.vn

876 Lượt xem
Bài viết khác
Gọi điện SMS Chỉ đường
tintuc_detail