thi công xây dựng, thiết kế xây dựng

thi công xây dựng, thiết kế xây dựng

thi công xây dựng, thiết kế xây dựng

báo giá xây dựng, bao gia xay dung, tu xua nha, tu sữa nha

báo giá xây dựng, bao gia xay dung, tu xua nha, tu sữa nha
báo giá xây dựng, bao gia xay dung, tu xua nha, tu sữa nha
Cơm tấm Sài Gòn

Tôi yêu Sài Gòn và tôi yêu cơm tấm Sà bì chưởng.

"Mày muốn ăn cơm tấm hả? Không còn ai bán nữa đâu, chịu khổ đi", tôi bỏ đồ ăn vào đĩa cho con mèo Shadow của tôi. Nó có vẻ không thích thú lắm và nhìn tôi, kêu "méo" như là "chỉ như vậy thôi hả?" hoặc có ý hỏi "đây là cái gì vậy"?

Thức ăn tôi dự trữ từ đầu mùa dịch đến giờ đã gần hết, đồ ăn cho mèo thì hết lâu rồi. Tôi thường ăn một hoặc hai lần mỗi ngày và tôi không phải kiểu người "yêu bếp nghiện nhà". Tôi nghĩ tất cả người Việt Nam đang ăn khoẻ hơn tôi. Trước dịch, bữa ăn của tôi thường là bánh mì Việt Nam hoặc mì Ý. Giờ đây tôi hơi tiếc vì có nhiều thời gian hơn để ăn ngon nhưng lại không biết nấu nhiều món. Hai ngày trước, tôi sợ lắm khi thấy trên mặt có vết đỏ vì thiếu vitamin C. Con Shadow cũng phải ăn theo tôi và có lẽ nó đã chán ngấy ba món của chủ.

Một tương lai đang thay đổi và không chắc chắn, nhất là đối với việc làm sao giữ cho khuôn mặt hấp dẫn của tôi không hư hại gì.

Tôi chỉ biết nấu cơm cà ri Nhật, taco của Mexico và bánh quy macaroon. Bởi bố tôi từng bảo, chỉ cần nấu ba món ăn cho khách và học cách làm những món đó thật ngon. Đến lần thứ ba họ ăn thức ăn của bạn và nhận ra rằng bạn thực sự không thể nấu ăn thì đã quá muộn. Bạn đã có một vị trí trong trái tim họ.

Tôi nghĩ điều này giống với một người Việt Nam không thích hát - nếu có kiểu người Việt Nam như vậy tồn tại. Và họ chỉ học ba bài để hát karaoke khi cần thiết. Tôi cũng đã làm điều đó.

Ở Việt Nam, tôi thấy rất thú vị khi mình có thể ăn ở ngoài hàng quán mỗi ngày. Sài Gòn tự hào có món cơm tấm Sà bì chưởng ngon nhức nách. Tôi hay đi ăn cơm tấm ở góc đường Calmette và Võ Văn Kiệt, quận một. Tôi bảo đảm nó ngon xuất sắc. Đôi khi, tôi cảm thấy mình không đủ khả năng giải thích tại sao nó ngon.

Khi bạn bước vào quán, ngồi xuống cái ghế nhựa bên những cái bàn bằng nhựa hơi thấp, cô chủ quán đang nướng những miếng thịt trên bếp than. Bạn nghe thấy tiếng xèo xèo trên vỉ nướng trước khi bạn có thể nhìn thấy nó. Mùi thịt thơm xộc vào mũi, báo cho cơ thể biết rằng bạn đang đói. Thịt chín, mỡ tiết ra than hồng, cô chủ cầm kéo và kẹp cắt đi những góc bị hơi cháy. Cuối cùng, cô cắt miếng sườn có mảnh xương dính một đầu làm ba, phủ lên đĩa cơm của bạn.

Rồi cô gắp thêm một ít bì heo trộn thính, một miếng chả trứng hấp, ít đồ chua gồm cà rốt và dưa chuột muối chua. Đĩa cơm được đặt trước mặt tôi kèm chén canh và chén nước mắm màu vàng nâu. Tôi không biết tả thế nào, đĩa cơm thơm ngon và thịt thì nhiều. Và điều cuối cùng là nó không hại cho túi tiền của tôi trong khi tôi vẫn nghĩ mình được thưởng thức một đặc sản không thua kém bất cứ nhà hàng nào.

Những hàng quán vỉa hè ở Việt Nam, những quán cơm tấm lề đường Sài Gòn đại diện cho một nền ẩm thực. Chắc chắn rồi khi món ăn đường phố Sài Gòn đã được vinh danh trên nhiều báo nước ngoài. Chúng là xương sống nuôi nhiều thế hệ sinh viên, nhân viên văn phòng, người lao động. Hệ thống bán lẻ tuyệt vời này cho phép những người như tôi có thời gian tập trung vào công việc và vẫn được ăn những bữa tuyệt ngon, vừa túi tiền khi không biết nấu nướng.

Hương thơm và mùi vị chua ngọt của món ăn luôn lôi cuốn chúng tôi cùng nụ cười hiền hậu của cô chủ quán. Sài Gòn là thế, hàng ngàn người lao động vẫn có thể ăn cơm "mẹ nấu" mỗi ngày dù đang ở xa quê nhiều cây số.

Với tôi, Việt Nam rất tuyệt vời vì ở Canada hay những nước khác tôi từng sống, bạn chỉ có thể ăn bên ngoài nếu đó là dịp đi chơi cuối tuần hoặc những ngày đặc biệt như sinh nhật, ngày kỷ niệm... Dù chỉ là một bữa ăn bình thường cũng khá đắt nên đa số gia đình thường tự nấu tại nhà.

Trước dịch Covid, tôi từng làm MC cho một chương trình trên tivi về ẩm thực miền Tây. Đài truyền hình mời tôi dẫn chuyện không phải vì tôi là một chuyên gia ẩm thực mà là tôi có thể nói chuyện với người địa phương tự nhiên, gần gũi.

Trước khi quay hình, bạn biên tập trao đổi kịch bản với tôi: "Món ăn này như thế nào Jesse? Jesse nhìn camera và miêu tả chi tiết nhé". Tôi đoán họ khá thất vọng vì thay vì dùng hàng trăm từ ngữ hay ho để mô tả thức ăn, tôi lại trả lời cụt ngủn: Món a rất ngon, món b cũng ngon nhưng món c tôi xin lỗi nó rồi. Điều này khác xa lúc tôi ăn cơm tấm ở Sài Gòn.

Chỉ đến khi hai bạn mời tôi đi ăn ở quán cơm tấm yêu thích cuối đường Calmette. "Ngon không?", họ hỏi. "Thịt lợn, kết cấu mịn, mượt, không xơ, mềm và ngon ngọt" tôi bảo. Rồi họ hỏi tôi, cơm thì thế nào. "Ngon! Ngon!", tôi đáp.

Và đại dịch ập đến. Những con đường vắng, tất cả hàng quán vỉa hè đã biến đi đâu? Một tương lai đang thay đổi sẽ thế nào?

Tôi đã đọc tin rằng các biến thể khác của virus có thể xuất hiện và chúng ta không thể quay lại quá khứ. Tôi nhớ cơm tấm Sài Gòn, nhớ bánh mỳ, hủ tiếu. Tôi hy vọng rằng ngày xưa sẽ quay lại và tôi có thể được ăn cơm tấm gần như mỗi ngày.

Đối với thế hệ tôi, sự thay đổi lớn nhất trong đời có lẽ là sự ra đời của Internet, toàn cầu hóa và sau đó là đại dịch không thể ngăn cản này. Với tôi, Sài Gòn là quê hương thứ hai. Các bà, các mẹ chủ quán ăn vỉa hè như những người thân thuộc. Tôi không biết họ giờ đang ra sao? Tôi ước gì tôi biết, và mong họ an lành.

Tôi suy ngẫm và nhìn con mèo đen nhỏ đang có vẻ đói khát. Ráng lên mèo, hy vọng chúng mình sớm được ăn cơm mẹ nấu. Sà bì chưởng sẽ làm lành vết thương trong trái tim tôi và cả những người Sài Gòn.

Jesse Peterson

(Nguyên tác tiếng Việt)

  Trở lại Góc nhìn

Lưu

Chia sẻ

757 Lượt xem
Bài viết khác
Gọi điện SMS Chỉ đường
tintuc_detail